Phụ nữ tuổi sinh đẻ là gì? Các công bố khoa học về Phụ nữ tuổi sinh đẻ

Phụ nữ tuổi sinh đẻ là khoảng thời gian phù hợp và tối ưu để phụ nữ có thể mang thai và sinh con một cách tự nhiên và an toàn. Khoa học cho thấy, phụ nữ tuổi si...

Phụ nữ tuổi sinh đẻ là khoảng thời gian phù hợp và tối ưu để phụ nữ có thể mang thai và sinh con một cách tự nhiên và an toàn. Khoa học cho thấy, phụ nữ tuổi sinh đẻ thường diễn ra từ 20 đến 35 tuổi. Trong khoảng thời gian này, cơ thể phụ nữ thường có sự chuẩn bị tốt hơn về sức khỏe, năng lực sinh sản và khả năng duy trì thai kỳ thành công. Tuổi này cũng có ít nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến mang thai và sinh con so với tuổi trên 35. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có thể có yếu tố cá nhân khác nhau và có thể sinh đẻ an toàn và khỏe mạnh ở tuổi khác nhau. Việc quyết định sinh đẻ vào tuổi nào nên được thảo luận và định rõ với bác sĩ chuyên khoa.
Chúng ta có thể xem xét một số điểm chi tiết hơn về phụ nữ tuổi sinh đẻ như sau:

1. Độ an toàn: Phụ nữ tuổi sinh đẻ từ 20 đến 35 tuổi thường gặp ít nguy cơ về vấn đề sức khỏe liên quan đến mang thai và sinh con. Tỷ lệ các vấn đề như tử cung dạ con, dị tật bẩm sinh, trọng lượng thai chưa đủ và sống sinh non thường thấp hơn ở nhóm tuổi này so với nhóm tuổi cao hơn.

2. Năng lực sinh sản: Sự chuẩn bị và năng lực của cơ thể phụ nữ để mang thai và sinh con đạt đến đỉnh cao vào khoảng từ 20 đến 35 tuổi. Nhóm tuổi này thường có chất lượng trứng tốt, tỉ lệ tạo ra phôi thai lành mạnh cao và ít gặp vấn đề về hiếm muộn hoặc vô sinh so với nhóm tuổi trên 35.

3. Thể chất và sức khỏe: Đa số phụ nữ trong nhóm tuổi này thường đạt đến đỉnh cao sức khỏe. Họ thường có đủ năng lượng để chăm sóc và nuôi con, hồi phục sau sinh nhanh chóng và phục hồi trạng thái thể chất nhanh hơn.

4. Tâm lý và sự phù hợp: Phụ nữ ở cuối tuổi trẻ và đầu tuổi trung niên thường có lòng tự tin, đủ sự trưởng thành và kinh nghiệm để đối mặt với sự thay đổi và trách nhiệm của việc sinh con. Việc có sự phù hợp tâm lý và lập gia đình trong giai đoạn này cũng quan trọng trong việc xác định sự thành công của quá trình sinh đẻ.

Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có thể có yếu tố cá nhân và sức khỏe khác nhau, và việc quyết định tuổi để sinh đẻ nên được thảo luận cẩn thận với bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của phụ nữ, sự chuẩn bị tốt hơn và các yếu tố cá nhân khác để định rõ tuổi sinh đẻ tối ưu cho mỗi người phụ nữ.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "phụ nữ tuổi sinh đẻ":

Tỷ lệ thiếu máu và các yếu tố liên quan ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: Bằng chứng từ một cuộc khảo sát đại diện toàn quốc Dịch bởi AI
Anemia - Tập 2021 - Trang 1-9 - 2021

Giới thiệu. Thiếu máu tiếp tục là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (WRA) tại các quốc gia đang phát triển, bao gồm cả Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Lào PDR), nơi tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ vẫn cao. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tỷ lệ thiếu máu và các yếu tố liên quan ở WRA từ 15–49 tuổi tại Lào PDR. Phương pháp. Chúng tôi thực hiện một nghiên cứu cắt ngang, sử dụng bộ dữ liệu Khảo sát Chỉ số Xã hội Lào II, năm 2017. Tổng cộng có 12,519 WRA được kiểm tra thiếu máu đã được đưa vào nghiên cứu này thông qua các phương pháp lấy mẫu đa tầng. Phân tích hồi quy logistic nhị phân được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan đến thiếu máu. Kết quả. Trong số 12,519 phụ nữ, có 4,907 (39.2%) bị thiếu máu. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy sống ở các tỉnh miền Trung (aOR: 2.16, 95% CI: 1.96–2.38), khu vực nông thôn (aOR: 1.1, 95% CI: 1.00–1.20), gia đình đông người với hơn 6 người (aOR: 1.14, 95% CI: 1.01–1.29), mang thai (aOR: 1.46, 95% CI: 1.22–1.74), có bất kỳ kết quả thai nghén không thuận lợi nào (aOR: 1.14, 95% CI: 1.03–1.25), nguồn nước uống kém (aOR: 1.24, 95% CI: 1.10–1.39), và cơ sở vệ sinh kém (aOR: 1.15, 95% CI: 1.03–1.28) có mối liên hệ đáng kể với nguy cơ thiếu máu. Ngược lại, bốn yếu tố có liên quan đến việc ngăn ngừa thiếu máu, gồm có độ tuổi từ 25–34 tuổi (aOR: 0.81, 95% CI: 0.74–0.90), trình độ giáo dục sau trung học (aOR: 0.76, 95% CI: 0.60–0.97), dân tộc H'Mông-Miền (aOR: 0.48, 95% CI: 0.39–0.59), và xem truyền hình gần như hàng ngày (aOR: 0.84, 95% CI: 0.75–0.95). Kết luận. Thiếu máu vẫn là một thách thức lớn về sức khỏe cộng đồng tại Lào PDR. Cần xem xét các can thiệp dựa trên sự khác biệt về địa lý, cải thiện nguồn nước an toàn và cơ sở vệ sinh, khuyến khích sử dụng chất bổ sung sắt trong thai kỳ, và giáo dục sức khỏe qua các phương tiện truyền thông đại chúng cho phụ nữ ở khu vực nông thôn.

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, THIẾU MÁU, THIẾU KẼM Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ TẠI 4 XÃ, NAM ĐỊNH
Một điều tra cắt ngang được triển khai trên 241 phụ nữ tuổi sinh đẻ từ 15-49 tuổi tại 4 xã tỉnh Nam Định để đánh giá thực trạng dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm. Kết quả : Phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 4 xã của tỉnh Nam Định đang chịu một gánh nặng kép về dinh dưỡng với tỷ lệ CED và TC-BP khá cao, trong đó cân nặng trung bình là 49,7 ± 7,9 kg; chiều cao trung bình là 154,0 ± 4,6 cm; tỷ lệ CED là 20,7% và TC-BP là 11,2%. Chủ yếu là CED độ I và ở mức thừa cân. Giá trị trung bình của hemoglobin: 125,98 ± 0,7 g/l; kẽm huyết thanh là 9,98 ± 0,13 µmol/l và giá trị trung bình của ferritin là 107,68 ± 6,35 µg/L. Có 23,2% đối tượng bị thiếu máu với 11,6% đối tượng có tình trạng dữ trữ cạn kiệt. Tỷ lệ PN có hàm lượng kẽm huyết thanh thấp là 46,5%. Không thấy sự khác biệt về tình trạng thiếu máu trong nhóm các đối tượng có tình trạng dinh dưỡng khác nhau. Như vậy, tỷ lệ thiếu máu xếp ở mức trung bình và thiếu kẽm ở PNTSĐ tại Nam Định xếp ở mức nặng về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới.
#Tình trạng dinh dưỡng #thiếu máu #thiếu kẽm #phụ nữ 15-49 tuổi
TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU VÀ DỰ TRỮ SẮT Ở PHỤ NỮ 15-35 TUỔI TẠI MỘT HUYỆN MIỀN NÚI PHÍA BẮC, NĂM 2018
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 507 Số 2 - 2021
Thiếu máu đang là vấn đề sức khoẻ cộng đồng tại các quốc gia có thu nhập thấp và đang phát triển. Nghiên cứu mô tả cắt ngang đã được tiến hành trên 414 phụ nữ  ở độ tuổi từ 15 - 35 tại 5 xã nghèo tại một huyện miền núi phía Bắc, tỉnh Sơn La nhằm đánh giá tình trạng thiếu máu, dự trữ sắt và thiếu máu thiếu sắt. Kết quả cho thấy, tỷ lệ thiếu máu là 25,6%, ở mức trung bình có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất là nhóm 15-24 tuổi (30,3%). Tỷ lệ dự trữ sắt cạn kiệt là 15,7%; dự trữ sắt thấp là 16,2%; thiếu máu do thiếu sắt là 6,0% và có 19,6% phụ nữ thiếu máu không thiếu sắt; 9,7% thiếu sắt không thiếu máu. Cần tiếp tục theo dõi tình trạng thiếu máu trên phụ nữ tuổi sinh đẻ và có thêm các nghiên cứu về tìm hiểu thêm nguyên nhân dẫn đến thiếu máu để đưa ra những giải pháp can thiệp cải thiện tình trạng thiếu máu một cách chính xác và hiệu quả ở phụ nữ từ 15-35 tuổi tại các huyện miền núi phía Bắc.
#Thiếu máu thiếu sắt #dự trữ sắt #phụ nữ tuổi sinh đẻ #miền núi
Nhận xét một số đặc điểm của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với Chlamydia trachomatis, lậu cầu và HPV tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với Chlamydia trachomatis, lậu cầu và HPV tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng số 4988 phụ nữ độ tuổi từ 19 - 49 tuổi đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong thời gian từ ngày 01/1/2015 đến ngày 31/12/2015. Trong đó 3199 bệnh nhân xét nghiệm 2 bệnh là lậu và Chlamydia trachomatis; 283 bệnh nhân xét nghiệm cả ba bệnh: Lậu, Chlamydia trachomatis, HPV; 1506 bệnh nhân chỉ xét nghiệm HPV. Các đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn, khám lâm sàng và lấy bệnh phẩm cổ tử cung để làm xét nghiệm ba bệnh này bằng phương pháp realtime PCR. Kết quả: Phụ nữ dương tính với Chlamydia trachomatis tập trung chủ yếu ở: Độ tuổi 19-24 (57,3%); làm nghề nghiệp tự do (56,72%), cư trú ở các tỉnh và ngoại thành Hà Nội (75,22%); thu nhập cao (54,03%); đã kết hôn (87,76%), có tiền sử hiếm muộn (43,58%). Bệnh nhân dương tính với lậu cầu tập trung chủ yếu ở: Độ tuổi 19 - 24 (42,9%), làm nghề nghiệp tự do (80,95%); cư trú ở các tỉnh và ngoại thành Hà Nội (100%), thu nhập cao (61,9%), đã kết hôn (85,01%); có tiền sử viêm âm hộ, âm đạo (85,71%). Bệnh nhân dương tính với HPV tập trung chủ yếu ở: Độ tuổi 19 - 24 (43%); làm nghề nghiệp tự do (42,48%), cư trú ở các tỉnh và ngoại thành Hà Nội (72,82%), thu nhập cao (67,55%); đã kết hôn (84,96%), có tiền sử viêm cổ tử cung (54,26%). Kết luận: Các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với Chlamydia trachomatis, lậu cầu và HPV tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, có tỷ lệ gặp cao ở nhóm: Độ tuổi 19 – 24, làm nghề nghiệp tự do, cư trú ở các tỉnh và ngoại thành Hà Nội, thu nhập cao, đã kết hôn, có tiền sử hiếm muộn hoặc viêm âm hộ, âm đạo, viêm cổ tử cung.
#Lậu cầu #Chlamydia trachomatis #HPV #các đặc điểm liên quan
KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ VỀ DỊ TẬT BẨM SINH TẠI XÃ DÂN TIẾN NĂM 2020
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 513 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng kiến thức của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ về dị tật bẩm sinh tại xã Dân Tiến năm 2020. Tiêu chuẩn lựa chọn: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang sinh sống tại xã Dân Tiến. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 206 phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tại xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên thời gian từ tháng 1/2021 đến tháng 6/2021. Kết quả nghiên cứu: Kiến thức chung về dị tật bẩm sinh của phụ nữ với tỉ lệ kiến thức chung tốt chỉ có 20,4% và còn lại 79,6% chưa tốt. Có mối liên quan giữa trình độ học vấn, tiền sử nạo, phá thai và số con hiện tại và truyền thông giáo dục sức khỏe với kiến thức chung về dị tật bẩm sinh. Kết luận: Kiến thức chung về dị tật bẩm sinh của phụ nữ còn thấp. Khuyến nghị: Tích cực truyền thông giáo dục sức khỏe về dị tật bẩm sinh cho phụ nữ bằng các hình thức phong phú, đa dạng.
TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU VÀ DỰ TRỮ SẮT Ở PHỤ NỮ 15 – 35 TUỔI TẠI HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA NĂM 2018
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 505 Số 1 - 2021
Thiếu máu là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, phụ nữ tuổi sinh đẻ tại khu vực nông thôn, miền núi là đối tượng có nguy cơ thiếu máu cao. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 395 phụ nữ 15-35 tuổi tại 5 xã thuộc huyện Mường La, tỉnh Sơn La để mô tả tình trạng thiếu máu, dự trữ sắt. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thiếu máu là 26,3% trong đó tỷ lệ thiếu máu ở nhóm 15-24 tuổi cao hơn nhóm 25-35 tuổi. Giá trị trung bình hàm lượng Hemoglobin của nhóm 15-25 tuổi và 25-35 tuổi là 125,9g/l và 129,5 g/l (p<0,05). Tỷ lệ thiếu máu theo mức độ giữa các xã có sự khác biệt, cao nhất ở xã Mường Trai (18,9%), thấp nhất ở xã Chiềng Lao (2,2%) (p<0,001). Tỷ lệ dự trữ sắt cạn kiệt và dự trữ sắt thấp lần lượt là 11,4% và 10,1%; trong đó tỷ lệ dự trữ sắt thấp và cạn kiệt giảm dần theo độ tuổi tăng dần, ở lớp tuổi 15 - 24 tuổi là 27,5% và 25-35 tuổi là 17,4% (p<0,05). Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt là 3,8%, nhưng thiếu máu không thiếu sắt là 22,5%. Ngoài nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt, cần xác định thêm các nguyên nhân khác gây ra tình trạng thiếu máu ở PNTSĐ khu vực dân tộc miền núi.
#thiếu máu #dự trữ sắt cạn kiệt #dự trữ sắt #phụ nữ tuổi sinh đẻ #Hemoglobin
THIẾU KẼM VÀ VITAMIN A Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ CÁC XÃ NGHÈO HUYỆN MƯỜNG LA VẤN ĐỀ Ý NGHĨA SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 519 Số 1 - 2022
Thiếu kẽm, thiếu vitamin A là vấn đề đáng quan tâm ở các nước nghèo và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 395 phụ nữ từ 15-35 tuổi tại 5 xã nghèo thuộc huyện Mường La, tỉnh Sơn La để mô tả tình trạng kẽm và vitamin A huyết thanh. Kết quả cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm là 85,3%, hàm lượng kẽm huyết thanh trung bình là 9,54 ± 1,64 mmol/L. Trong đó tỷ lệ thiếu kẽm cao nhất ở xã Ngọc Chiến (97,7%) và thấp nhất ở xã Nậm Giôn (58,9%). Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng (VAD-TLS) của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) là 5,3%, hàm lượng retinol huyết thanh trung bình là 1,17 ± 0,39 mmol/L. Hàm lượng retinol huyết thanh có sự khác biệt có YNTK giữa các nhóm tuổi (p< 0,001). Tỷ lệ nguy cơ và VAD-TLS cao nhất ở nhóm 15-19 tuổi (56,0%) và thấp nhất ở nhóm 25-29 tuổi (44,9%). Tỷ lệ thiếu kẽm và nguy cơ VAD-TLS vẫn còn cao, có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Do vậy can thiệp cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ tuổi sinh đẻ tại các xã nghèo là cần thiết.
#thiếu kẽm #thiếu vitamin A #phụ nữ tuổi sinh đẻ #xã nghèo
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN CƠ THỂ CỦA PHỤ NỮ 15 - 35 TUỔI TẠI HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA NĂM 2018
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 508 Số 1 - 2022
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) và đặc điểm thành phần cơ thể của phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi tại 5 xã nghèo của huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Kết quả nghiên cứu cho thấy cân nặng trung bình là 48,5 ± 6,5kg, chiều cao trung bình là 151,8 ± 5,3cm và chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình là 21,0 ± 2,4 kg/m2. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (CED) nhóm 20-35 tuổi là 8,9% trong đó tỷ lệ SDD thấp còi và gầy còm ở nhóm 15-19 tuổi lần lượt là 40% và 5,6%. Cân nặng, chiều cao và BMI trung bình giữa 4 nhóm tuổi của ĐTNC có sự khác biệt có YNTK (p< 0,001). Phần trăm mỡ cơ thể (%BF) và khối lượng mỡ (FM) ở ĐTNC có sự thay đổi tăng dần theo lớp tuổi tăng dần, chỉ số %BF và FM ở ĐTNC giữa các nhóm 15-19 và 30-35 khác biệt có YNTK với các nhóm tuổi còn lại (p< 0,05). Khối lượng cơ ước tính (PMM), khối lượng không mỡ (FFM) ở ĐTNC cũng tăng dần theo nhóm tuổi tăng dần. PMM và FFM ở ĐTNC nhóm tuổi 15 – 19 khác biệt có YNTK với 3 nhóm tuổi còn lại (p< 0,05). Trong nghiên cứu này, mặc dù tỷ lệ CED của ĐTNC không cao nhưng tỷ lệ phụ nữ có cân nặng thấp (dưới 45kg) khá cao, chiếm 27,8%. Do vậy can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho PNTSĐ tại các xã nghèo nơi đây là rất cần thiết.
#tình trạng dinh dưỡng #thiếu năng lượng trường diễn #đặc điểm thành phần cơ thể #phụ nữ tuổi sinh đẻ
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, THIẾU MÁU VÀ THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG PHỤ NỮ DÂN TỘC THÁI TẠI TỈNH SƠN LA, NĂM 2018
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 514 Số 1 - 2022
Tình trạng dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề cần quan tâm. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 700 phụ nữ 15 – 35 tuổi dân tộc Thái tại các xã nghèo tỉnh Sơn La đã được triển khai nhằm mô tả thực trạng dinh dưỡng, thiếu máu và thiếu vi chất dinh dưỡng. Kết quả cho thấy, chiều cao trung bình của đối tượng nghiên cứu là 152,7cm; tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở đối tượng 15-19 tuổi là 25,9% và thiếu năng lượng trường diễn (CED) ở phụ nữ ≥ 20 tuổi là 12,8%; Nồng độ hemoglobin trung bình là 128,3g/L; kẽm huyết thanh là 9,6mmol/l và retinol huyết thanh là 1,20mmol/L. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ dân tộc Thái là 26,9%; thiếu máu do thiếu sắt 4,7% và 22,2% thiếu máu không do thiếu sắt; dự trữ sắt cạn kiệt là 12,6%; 87,1% thiếu kẽm. Tình trạng thiếu máu và thiếu kẽm là vấn đề cần ưu tiên can thiệp, đồng thời cần nghiên cứu sâu hơn tìm hiểu các nguyên nhân khác của thiếu máu ở phụ nữ dân tộc Thái.
#Dinh dưỡng #thiếu máu #thiếu vi chất dinh dưỡng #phụ nữ tuổi sinh đẻ #dân tộc Thái
Tổng số: 28   
  • 1
  • 2
  • 3